Công nghệ EBD (Electronic Break-force Distribution) là một công nghệ quan trọng trên xe ô tô hiện nay. Tìm hiểu thêm về công nghệ EBD và nguyên tắc hoạt động và thực tế ứng dụng trong các mẫu xe hiện nay.
(Bài viết nằm trong series tìm hiểu kiến thức ô tô – phần An toàn)
CÔNG NGHỆ EBD LÀ GÌ?
Nguyên nhân hình thành
“Theo vật lý học, lực phanh xe lý tưởng được phân phối ở bánh xe tỉ lệ với sự phân bố tải trọng tác dụng lên chúng”.
Hiện nay, đa số các loại xe ô tô thông dụng thường đặt các động cơ ở phía trước xe (dưới nắp ca-pô). Trong trường hợp đạp phanh hoặc phanh khẩn cấp, do tác động của lực quán tính nên tải trọng của xe đã được thiết kế và phân bố lại.
Dựa vào lực quán tính, chúng ta sẽ tăng tải trọng ở các bánh xe trước và giảm tải trọng các bánh xe sau đi. Ban đầu, công việc thực hiện phân phối lực phanh chủ yếu bởi các van cơ khí như van điều hoà lực phanh, van bù tải, van giảm tốc… Một trường hợp khác nếu khi xe quay vòng, tải trọng sẽ được chú ý ở các bánh xe phía ngoài còn các bánh xe bên trong sẽ giảm đi nên lực phanh phải phân phối lại. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn và hệ thống điều hòa lực phanh cơ khí không giải quyết được vấn đề.
Công nghệ EBD ra đời
Để giải quyết mâu thuẫn và vấn đề trên, Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD) chính thức ra đời và thay thế hoàn toàn Van điều hòa lực phanh bằng cơ khí. Với công nghệ EBD, công việc phân phối lực phanh bằng điện tử đã cho độ chính xác cực kì tin cậy cũng như hiệu quả rất cao.
Trên lý thuyết, công nghệ EBD sẽ tự tính toán tốc độ các bánh xe trước và sau và sau khi đã tính toán, lực phanh sẽ được cân bằng và điều chỉnh để mang lại cảm giác phanh hiệu quả, an toàn.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Trên thực tế, EBD và ABS có mối quan hệ với nhau. Công nghệ EBD hoạt động dựa trên những tín hiệu đầu vào của ABS như: cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến giảm tốc ,cảm biến gia tốc ngang,… kèm theo chức năng xử lý của ECU (bộ xử lý và điều khiển điện tử trung tâm). Nguyên lý hoạt động như sau:
Để nhận biết được các trường hợp phanh khẩn cấp, người ta dùng cảm biến áp suất dầu xy lanh phanh chính được lắp thêm trong bộ chấp hành thủy lực. Cảm biến này có vai trò nhận biết được trường hợp phanh gấp thông qua dầu bị tăng áp suất. Trên một vài kiểu xe của châu Âu nói chung, một cảm biến gia tốc được gắn trong bầu trợ lực chân không, có nhiệm vụ đo gia tốc của cần đẩy xy-lanh phanh chính để nhận biết trường hợp phanh gấp thay cho cảm biến áp suất dầu.
CÔNG NGHỆ EBD ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG
Bất cứ công nghệ nào trên xe hiện nay cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy nhiên, EBD và ABS thì không thể thiếu được đối với khách hàng. Như tên gọi, EBD hoạt động trên nguyên lý hoàn toàn tự động và không cần đến người lái xe kích hoạt. EBD đảm bảo lực phanh đến các bánh xe luôn trong trạng thái cân bằng nhất. Trên xe có trang bị cả EBD và ABS sẽ giúp xe của bạn an toàn hơn rất nhiều lần.
Trong trường hợp các xe không có trang bị công nghệ EBD. Khi bạn phanh gấp thì lực phanh có khả năng lệch hẳn về một bánh xe nào đó khiến xe mất cân bằng khiến xe mất trọng tâm, tệ hại nhất có thể bị trượt bánh xe hoặc hư luôn cả hệ thống phanh. Nếu có công nghệ EBD, ECU sẽ tự động tính toán và phân bổ lực phanh dựa theo thông số về tốc độ, tải trọng xe, độ bám đường.
CÔNG NGHỆ AN TOÀN TIÊU CHUẨN TRÊN XE Ô TÔ
Như đã nói ở trên, các hãng xe hiện nay luôn chú trọng trong việc phát triển công nghệ an toàn trên các dòng xe của mình. EBD hay ABS vẫn là những thứ gắn liền với những dòng xe quen thuộc hiện nay từ các dòng giá phổ thông cho đến các chiếc xe sang, xe thể thao. Đối với các dòng xe thiếu EBD, chắc chắn rằng dòng xe đó sẽ khó lòng cạnh tranh nổi với các dòng xe có công nghệ này.
Tại Việt Nam, giá thành cho một chiếc sedan hạng B cũng khá đắt đỏ so với thu nhập trung bình của đại đa số, khi mua xe bạn không thể nào chấp nhận được việc xe của bạn thiếu đi các trang bị an toàn quan trọng và cần thiết thì EBD là một trong số đó.
EBD rất cần thiết đối với các dòng SUV và dòng xe này hưởng lợi khá nhiều từ EBD. Nguyên nhân chủ yếu do SUV thường có gầm cao, trọng tải khá lớn nên dễ bị trượt bánh khi không có EBD. EBD chỉ có hai chế độ là Hold Mode và Dump Mode dành cho người sử dụng. Nếu bạn có tay lái cứng, bạn có thể tắt EBD và trải nghiệm độ mạo hiểm với xế hộp của bạn.
Tags: EBD, hệ thống phân phối lực phanh điện tử, công nghệ EBD, công nghệ ABS, van điều hòa lực phanh, EBD là gì, trang bị an toàn, an toàn tiêu chuẩn trên ô tô, kiến thức ô tô, an toàn, kiến thức xe hơi, nguyên lý hoạt động EBD, cần thơ auto.
Pingback:Kia Sorento 2018 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Kia Rondo 2018 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Mercedes S450 S450L S450 Maybach | Đánh giá chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Mercedes C200 - C200 Exclusive - C300 AMG | Cần Thơ Auto