Đèn ô tô, đặc biệt là đèn pha, được coi như là “đôi mắt” của cả chiếc xe. Để bảo vệ “đôi mắt” chiếc xế cưng của mình, ta cần hiểu rõ cấu tạo, ưu nhược điểm cũng như các loại đèn ô tô.
(Bài viết nằm trong series tìm hiểu kiến thức ô tô – phần Ngoại thất)
PHÂN LOẠI ĐÈN Ô TÔ
Dựa trên cấu và nguyên lý hoạt động, ta có thể chia đèn ô tô ra làm nhiều loại. Phổ biến nhất là 3 loại: đèn Halogen, đèn LED và đèn Xenon.
Đèn Halogen
Halogen là loại đèn đang được sử dụng nhiều nhất trên xe ô tô hiện nay. Phần phát sáng của bóng đèn gồm một bầu thủy tinh, bên trong chứa dây Volfram và một vài loại khí halogen và khí trơ. Đèn halogen trên ô tô thường được lắp với một reflector (chóa, gương phản xạ) hoặc projector (thấu kính) để tăng dải sáng hoặc điều tiết ánh sáng.
Nguyên lý hoạt động: Dây Volfram được đốt nóng đến khoảng 2.500ºC để tạo ra ánh sáng.
Nhiệt độ màu: 3.500ºK – ánh sáng vàng. Tuổi thọ trung bình: 1.000 giờ. Tiêu thụ công suất: 55 W.
Halogen có thể được tìm thấy ở rất nhiều các dòng xe từ giá rẻ đến hạng trung. Ta có thể kể đến như Mazda 2 (bản sedan), Toyota Innova, Hyundai Santa Fe,…
Đèn Xenon (HID hay Bi-Xenon)
Xenon, như tên gọi của nó, là hệ thống ánh sáng cường độ cao. Về lịch sử, bóng xenon được phát minh từ năm 1705, tới năm 1991 mới được ứng dụng trên series BMW 7. Đây là loại đèn được ưa chuộng thứ 2 trong thị trường, sau halogen.


Nguyên lý hoạt động: tương tự như đèn huỳnh quang, với 2 điện cực 2 đầu đặt trong 1 ống thủy tinh, ở giữa là muối kim loại và khí Xenon. Khi khởi động, muối bên trong tạo ra các ion tự do tạo ánh sáng.
Cần nói thêm là, phần lớn đèn xenon hiện nay kết hợp với một thấu kính hội tụ (Projector Xenon hay Bi-Xenon). Thấu kính này có nhiệm vụ tập trung ánh sáng cũng như điều chỉnh luồng sáng, hạn chế làm chói mắt người đi đường.


Nhiệt độ màu: 4.300ºK – 5.500ºK – ánh sáng trắng. Tuổi thọ trung bình: 2.000 giờ. Công suất tiêu thụ: 35W (có loại 55W).
Đèn LED
LED (Light-Emitting Diode – Đi-ốt bức xạ ánh sáng), là một dạng phát sáng dựa trên nguyên lý bán dẫn. Loại đèn này xuất hiện cách đây không lâu, và dần trở nên phổ biến hơn, do có nhiều ưu điểm


Nguyên lý hoạt động: Tương đối phức tạp. Nhìn chung, nó phát sáng dựa trên sự chuyển động của các điện tử, sinh ra các photon (bức xạ ánh sáng). Màu sắc ánh sáng tùy vào chất trong chip bán dẫn.
Nhiệt độ màu: 5.000 – 6.300ºK – ánh sáng tùy chọn. Tuổi thọ trung bình: 15.000 đến 100.000 giờ.
Với kích thước nhỏ, đèn LED có thể lắp đặt trên nhiều bề mặt, nhiều bố cục. Vì vậy nó có thể gắn trên chóa phản xạ (reflector) lẫn thấu kính (projector), làm có thể làm đèn pha lẫn cốt. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có quá nhiều hãng xe “chịu chơi”, lắp đèn full-LED cho mẫu xe của mình.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI ĐÈN
Đèn ô tô Halogen
Ưu điểm
- Rẻ, dễ thay thế do có cấu tạo đơn giản
- Tốt trong chiếu sáng trong điều kiện sương mù, trời mưa (do có nhiệt độ màu là 3.500ºK)
Nhược điểm
- Tuổi thọ thấp
- Tiêu tốn nhiều điện năng như không mang lại hiệu quả cao (do đèn rất nóng)
- Ánh sáng yếu
Đèn ô tô Xenon (HID hay Bi-Xenon)
Ưu điểm
- Ánh sáng mạnh, mạnh hơn halogen đến 2 – 3 lần
- Ánh sáng tập trung, chủ động với người lái mà không gây chói mắt (loại Bi-Xenon)
- Tuổi thọ tương đối tốt.
- Tiết kiệm điện năng
Nhược điểm
- Gây chói mắt nếu không có Projector
- Đắt, khó lắp đặt, khó thay thế
- Gây hại cho sức khỏe (có chứa thủy ngân trong bóng + phát ra tia UV)
- Thời gian khởi động ánh sáng chậm, có loại trên 10s.
Đèn ô tô LED
Ưu điểm
- Tiêu thụ điện năng rất thấp
- Hiệu quả chiếu sáng cao.
- Có khả năng tùy chọn màu sắc ánh sáng
- Tuổi thọ cao.
- Thời gian đạt ánh sáng tối đa rất nhanh
- An toàn cho sức khỏe
Nhược điểm
- Nhiệt độ cao, dễ ảnh hưởng đến các chi tiết lân cận
- Giá thành cao, do phải đi kèm với hệ thống làm mát đèn tốt.
- Cấu tạo tương đối phức tạp, khó sửa chữa, thay thế.
LỜI TẠM KẾT


Cả 3 loại đèn trên đều có công dụng và ưu nhược điểm riêng. Nhưng có thể nói, các sản phẩm ô tô hiện tại đều cố gắng thay thế loại đèn phổ biến nhất, halogen, thành đèn Xenon hoặc LED. Kể cả những mẫu xe giá rẻ như Kia Morning hay Chevrolet Spark Duo.
Về giá thành, các hãng xe và hãng cung cấp phụ tùng đều không tiết lộ giá thành các sản phẩm, đặc biệt là đèn pha, đèn hậu. Vì vậy, Cần Thơ Auto khó có thể thống kê được giá thành của các loại sản phẩm đèn.
Tags: kiến thức ô tô, canthoauto.com, ngoại thất ô tô ,báo giá xe hơi, ô tô cần thơ, đèn ô tô, các loại đèn ô tô, đèn pha LED, đèn pha halogen, đèn pha bi-xenon, nâng cấp đèn pha, projector, đèn xe hơi, giá đèn pha xe Toyota, đèn hậu LED, đèn sương mù là gì, đèn định vị ban ngày là gì, giá đèn xi nhan ô tô, mua đèn gầm xe hơi, mua bán đèn ô tô cần thơ.
Pingback:Toyota Hiace 2018 - Thông số kỹ thuật, giá bán | Cần Thơ Auto
Pingback:Ford Transit 2018 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Ford Everest 2018 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Kia Rondo 2018 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Toyota Vios 2019 - Đánh giá chi tiết ưu điểm - nhược điểm | Can Tho Auto
Pingback:Toyota Yaris 2018 - Đánh giá chi tiết ưu điểm và nhược điểm | Can Tho Auto
Pingback:Kia Sorento 2018 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Hyundai Starex 2018 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Kia Sedona 2018 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto
Pingback:Lexus LS 500 - Giá bán và hình ảnh chi tiết | Cần Thơ Auto